Một trong những vấn đề mà nhiều người mới bắt đầu công việc kinh doanh hay gặp phải là việc lựa chọn những kênh hiệu quả để quảng bá thương hiệu và đưa sản phẩm ra thị trường. Bên cạnh rất nhiều kênh bán miễn phí như Facebook, Zalo, hay các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki,… thì website cũng là kênh rất quan trọng.
Nhưng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc cá nhân mới bắt đầu bán hàng thường hay lo lắng rằng việc lập một website bán hàng sẽ tốn kém nhiều thời gian, công sức và chi phí. Và có website bán hàng có giúp doanh số có tăng lên hay thương hiệu được nhiều người biết đến không?
Thực tế đã chứng minh, website là kênh bán hàng vô cùng hiệu quả mà nhà kinh doanh không nên bỏ qua. Hiệu quả như thế nào, hãy cùng Học viện Haravan tìm hiểu 07 lý do vì sao bạn cần có một website bán hàng để phát triển kinh doanh online.
1. Bán hàng 24/7
Website cũng giống như một cửa hàng ngoài đời thực nhưng không có giờ đóng/mở cửa. Một website bán hàng sẽ giúp bạn bán hàng 24/7, không có giới hạn về thời điểm khách hàng mua sắm cho dù là ban ngày hay giữa đêm.
Hơn nữa, bạn cũng không cần phải thuê quá nhiều nhân viên tư vấn bán hàng, chỉ cần vài người tư vấn khách hàng online (hoặc tích hợp Messenger chatbot để tư vấn khách tự động). Điều này giúp cắt giảm đáng kể chi phí và gia tăng lợi nhuận bán hàng.
2. Có thể tùy chỉnh theo ý muốn
Với các nền tảng Mạng xã hội hay Sàn thương mại điện tử, bạn không thể tự thiết kế gian hàng theo ý muốn mà sẽ mặc định giống nhau giữa các shop. Giống như 1 Kiot trong chợ, bạn không thể nâng cấp hay sở hữu hoàn toàn mà chỉ có thể đăng sản phẩm lên đó và không thể tùy chỉnh theo ý muốn.
Với website bán hàng bạn có thể tùy chỉnh giao diện hiển thị theo ý muốn. Ở đó bạn có thể trưng bày mọi thứ bạn muốn theo cách bạn muốn. Cửa hàng online của bạn to hay nhỏ, có bao nhiêu phòng ban trong đó cũng tuỳ nhu cầu của bạn. Bạn có thể thiết kế trang web theo cách mình thích (nhưng vẫn nên thiết kế theo cách khách hàng của bạn thích hơn là cách bạn thích).
Việc sắp xếp sản phẩm, giới thiệu trên website mà không bị hạn chế. Điều đó giúp bạn có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm. Điều đó làm gia tăng trải nghiệm người dùng và thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.
3. Giảm bớt lệ thuộc vào Facebook
Hầu hết những người bán hàng online trên Facebook đều đã từng gặp tình huống bị khóa tài khoản, bị “hack nick”, hay fanpage bị lỗi khiến cho việc bán hàng bị gián đoạn, gây thiệt hại đến doanh thu.
Trong trường hợp đó, nếu có website bạn vẫn sẽ duy trì được việc bán hàng mà không bị ảnh hưởng nhiều. Bởi lượng khách hàng vẫn có thể truy cập vào website, nhận tư vấn từ livechat và đặt hàng ngay.
Ngoài ra, một vấn nạn mà nhiều người bán hàng trên Facebook hay gặp phải đó là bị đối thủ “cướp khách”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của shop. Với website bán hàng, việc đặt hàng trên website là hoàn toàn riêng tư, vì vậy bạn không lo bị đối thủ cướp khách hay chơi xấu.
4. Tối ưu chiến dịch quảng cáo
Website bán hàng cho phép bạn gắn Facebook Pixel và Google Analytics để tối ưu các chiến dịch quảng cáo.
Pixel Facebook là một đoạn mã Javascript mà Facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo để chèn vào website với các mục đích:
- Theo dõi hành vi người dùng
- Đo lường hiệu suất quảng cáo
- Tạo tệp đối tượng tùy chỉnh cụ thể phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo
Bằng việc theo dõi hành vi của lưu lượng người dùng truy cập vào website, Facebook Pixel sẽ giúp bạn nhắm tới đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
Google Analytics là công cụ phân tích website, thống kê chi tiết hành vi của người dùng vào website. Bởi vậy, khi được tích hợp vào hệ thống website để phân tích chiến dịch quảng cáo Google Adwords, Google Analytics sẽ giúp bạn theo dõi, kiểm soát chi tiết, rõ ràng nhất.
Ví dụ cụ thể về lợi ích thứ 4 này. Một khách hàng tiềm năng đã ghé thăm website của bạn và chọn sản phẩm vào giỏ hàng. Nhưng vì một lí do gì đó mà vị khách hàng đó đã không hoàn thành bước đặt hàng. Ngày hôm sau, khách hàng đó lướt Facebook và bắt gặp đúng sản phẩm họ đã chọn (thông qua quảng cáo Facebook). Khách hàng click vào sản phẩm và hoàn thành nốt bước đặt hàng đã bỏ dở.
5. Chăm sóc khách hàng cũ và xây dựng tập khách hàng trung thành
Khách hàng trên Facebook hay Sàn Thương mại điện tử không hoàn toàn là khách hàng của bạn. Họ có thể chuyển sang những đối thủ khác nếu họ bán sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn. Bạn khó có cách nào để giữ chân họ và khiến họ trung thành với thương hiệu của bạn.
Website không chỉ giúp bạn tương tác với khách hàng hiện tại tốt hơn, mà còn hỗ trợ thực hiện các chiến dịch chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả. Với khả năng thống kê và lưu trữ thông tin không giới hạn của website, nhà bán hàng có thể biết được thói quen, hành vi và lịch sử mua sắm của khách hàng. Việc nhận biết đâu là những khách hàng quen giúp chủ cửa hàng tạo ra những chính sách khuyến mãi hấp dẫn để giữ chân họ, biến họ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu mình.
6. Xây dựng uy tín, quảng bá thương hiệu
Mặc dù xu hướng mua hàng trên Mạng xã hội và các Sàn thương mại điện tử ngày càng cao, nhưng theo nghiên cứu của Moore, 61% khách hàng vẫn tin tưởng lựa chọn những shop có website bán hàng hơn.
Việc cập nhật đầy đủ thông tin sản phẩm, chính sách mua hàng một cách công khai và minh bạch sẽ khiến khách hàng tin tưởng hơn, gia tăng tỷ lệ mua hàng. Những bài viết chia sẻ thông tin, kiến thức liên quan đến sản phẩm giúp khách hàng củng cố niềm tin. Đồng thời website cũng giúp bạn tạo bộ nhận diện thương hiệu thông qua logo, màu sắc giao diện, thiết kế, email tên miền,… điều này khiến bạn chuyên nghiệp hơn và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Có thể thấy, không một thương hiệu lớn nào không sở hữu website bán hàng.
7. Tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng
Ngày nay hầu hết khách hàng đều tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm (đứng đầu là Google) trước khi quyết định mua hàng. Muốn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm thì trước tiên bạn cần phải có một website.
Với một website bán hàng chuẩn SEO, bạn dễ dàng có cơ hội được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm, tăng khả năng được khách hàng truy cập website và thực hiện mua hàng.
Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp chạy các chiến dịch quảng cáo trả phí như Google Adwords, Google Smart Shopping để tăng doanh thu nhanh chóng.
Tóm lại, trong thời buổi “vạn người bán trăm người mua”, cạnh tranh trên thị trường online vô cùng gay gắt như hiện nay thì việc có website bán hàng sẽ giúp bạn tăng lợi thế cạnh tranh và bán hàng hiệu quả hơn. Và việc sở hữu website bán hàng không hề khó khăn hay phải tốn “trăm triệu” như nhiều người từng nghĩ.
Với nền tảng website Haravan, người kinh doanh có thể xây dựng website kinh doanh đa kênh chuyên nghiệp nhanh chóng với chi phí hợp lý. Website đã tích hợp đủ mọi tính năng (thanh toán, giao hàng, bảo mật, báo cáo, livechat,…) để bán hàng ngay. Kết nối với các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki… để quản lý bán hàng đa kênh tiện lợi và tăng trưởng vượt bậc.
Bên cạnh đó, Haravan mang đến hơn 200 giao diện đẹp mắt phù hợp với nhiều ngành nghề kinh doanh. Website thân thiện với thiết bị di động, chuẩn SEO, miễn phí hosting và băng thông không giới hạn giúp tối ưu tốc độ tải trang để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Vẫn còn rất nhiều tính năng vượt trội khác từ nền tảng website Eras Vietnmam. Liên hệ và trải nghiệm ngay dịch vụ thiết kế website tại Eras Vietnam.
Bài viết liên quan:
Kinh doanh thời trang online nên có website hay không ?
Phương pháp định vị thương hiệu cơ bản & mở rộng